Để đáp ứng được nhu cầu in tem nhãn, mã vạch với số lượng nhiều, yêu cầu tốc độ nhanh, Máy in Mã Vạch là giải pháp hoàn hảo cho công nghiệp sản xuất, giao thông vận tải, hậu cần, thực phẩm, nước giải khát, dược phẩm…
Sản xuất công nghiệp: Máy in Mã vạch được sử dụng để in mã vạch, tem nhãn cho sản phẩm với tốc độ nhanh thích ứng yêu cầu làm việc với cường độ cao của lĩnh vực công nghiệp
Giao thông vận tải và hậu cần: Ngành công nghiệp giao thông vận tải và hậu cần sử dụng Máy in Mã vạch in tem nhãn, mã vạch cho các lô hàng với các thông tin quan trọng tại các cơ sở phân phối và kho bãi. Máy in Mã Vạch đáp ứng yêu cầu xử lý nhanh, thay đổi dữ liệu liên tục cho các lô hàng.
Thực phẩm và đồ uống: Ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống có nhu cầu in tem nhãn, mã vạch với công suất cao, liên tục trong 24h/ngày và 7 ngày/tuần. Máy in tem nhãn là sự lựa chọn hoàn hảo. Máy in mã vạch với độ phân giải cao, bền bỉ, thích ứng được với môi trường làm việc khắc nghiệt
Dược phẩm: Là lĩnh vực yêu cầu độ chính xác cao, với nhu cầu in tem nhãn chứa các thông tin quan trọng đối với bệnh nhân bên ngoài chai thuốc/hộp thuốc. Tránh sai sót và hiểu sai có thể dẫn đến hiệu quả nghiêm trọng.
Để đáp ứng được yêu cầu khắt khe của tất cả ứng dụng công nghiệp đó, máy in Mã Vạch được thiết kế với nhiều tính năng ưu việt:
Tốc độ nhanh, độ phân giải cao: Tốc độ in tối đa lên tới 12 ips (304 mm/s), độ phân giải 203-600 dpi, độ rộng in tối đa 4”- 6” (104-168 mm). Đáp ứng được nhu cầu in nhãn liên tục nhiều giờ của lĩnh vực công nghiệp..
Độ bền cao: Được thiết kế với khung nhôm đúc đảm bảo độ bền cao, trọng lượng nhẹ, chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường công nghiệp. Có thể hoạt động liên tục trong nhiều giờ đáp ứng nhu cầu của lĩnh vực công nghiệp.
Dễ dàng sử dụng, thay thế: Màn hình LCD phía trước dễ đọc, thao tác máy dễ dàng nhờ mã hóa các chỉ báo bằng màu sắc. Sơ đồ lắp giấy và ruy băng (ribbon) được chạm nổi trên máy. Dễ dàng tháo lắp đầu in (có thể được thay đổi trong vòng chưa đầy 5 phút), ruy băng (ribbon), giấy in. Có khả năng nâng cấp firmware.
Kết nối: Serial, parallel, LAN (tùy chọn), wireless 802.11g (tùy chọn), USB host (tùy chọn). Giao diện kết nối tiêu chuẩn cho phép dễ dàng tích hợp với bất kỳ hệ thống nào.
Bạn muốn mua máy in tem nhãn mã vạch nhưng bạn không biết gì về các dòng máy này và thị trường thì cung cấp quá nhiều sản phẩm nên bạn không biết làm sao chọn ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu in ấn của mình?
Khi chọn mua máy in tem nhãn mã vạch, bạn nên chú ý về công suất in của máy, điều kiện làm việc của máy, chất lượng mã vạch có phù hợp với mục đích sử dụng của bạn không? Ngoài ra, bạn cần phải cân đối giữa giá thành và cấu hình máy. Một máy in tem nhãn mã vạch có cấu hình cao sẽ in nhanh, in nhiều và có nhiều tiện ích hơn, nhưng đồng thời giá thành của nó cũng đắt hơn so với máy có cấu hình trung bình. Trước khi mua máy in mã vạch, bạn nên hỏi người bán cung cấp cho bạn bản brochure có đặc tính kỹ thuật của máy đó và bạn tham khảo những thông số sau đây:
1.Độ phân giải đầu in (Printhead Resolution) : Các dòng máy in hiện nay thường có độ phân giải từ 203, 300, 600 dpi. Độ phân giải càng cao thì chất lượng in sẽ đẹp và nét hơn. Tuy nhiên giá thành sẽ mắc hơn. Bạn nên cân nhắc chọn dòng máy để in nhãn rõ đẹp, có chất lượng về hình ảnh.
2. Chiều rộng tối đa (Maximium Print Width = MPW): Tùy theo bạn dự định dùng loại giấy in có bề rộng tối đa bao nhiêu. Các máy in trung bình thường có MPW = 104mm đi với khổ giấy 110mm. Một số công ty trong khu công nghiệp cần nhãn in với khổ giấy 140mm. Do đó bạn phải để ý đến điều này.
3. Bộ nhớ dữ liệu (SDRAM): Các dòng máy in tem nhãn mã vạch được trang bị 2 loại bộ nhớ là Flash Memory (bộ nhớ hệ thống) và SDRAM (bộ nhớ dữ liệu). Khi bạn cần in nhãn với số lượng nhiều hoặc khi bạn cần in nhãn với nhiều đồ hoạ thì máy in cần phải có SDRAM đủ lớn để có thể chứa được tất cả dữ liệu đó. Một máy in mã vạch nên có tối thiểu từ 2MB - 4MB SDRAM là có thể đáp ứng tốt nhu cầu in ấn ở mức trung bình.
4. Vật liệu in (Media Type): Ngoài giấy là vật liệu in chính, các máy in nhãn còn có thể in được lên 1 số vật liệu in khác như giấy nhựa tổng hợp (loại giấy dai), giấy bạc, giấy nhôm, các loại film, da mỏng, v.v...Bạn cần hỏi ý kiến của người bán để được tư vấn loại máy in tem nhãn mã vạch thích hợp.
Vật liệu in máy in mã vạch
5. Tốc độ in (Print Speed): Một máy in mã vạch có tốc độ cao để có thể in được số lượng nhiều trong khoảng thời gian ngắn nhất. Tiết kiệm thời gian cũng như đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất. Tối thiểu bạn cần phải có một máy in mã vạch có tốc độ từ 2 - 8 ips.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét